Translate

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Kỷ nguyên mới cho ngành năng lượng mặt trời

Không có nhận xét nào:
http://vnlighting.vn/?p=4
Theo tính toán thì đến 70% lượng silicon bị lãng phí trong quá trình lắp đặt. Điều này có nghĩa là ngay cả những tấm pin mặt trời rẻ nhất cũng sẽ mất chi phí khoảng 3USD để sản xuất ra 1 watt điện.Hãy thử tưởng tượng một tấm pin mặt trời nhưng lại không ở dạng tấm. Nó chỉ giống như một lớp phủ mỏng như một lớp sơn, có khả năng lấy ánh sáng và biến ánh sáng đó thành điện năng. Từ đó bạn có thể vẽ ra viễn cảnh mái nhà của bạn được lợp bằng pin mặt trời và sơn cửa sổ có cũng có thể hút năng lượng từ không khí. Hãy thử xét đến các tòa nhà chạy bằng năng lượng mặt trời không chỉ trải dài khắp vùng phía Nam California đầy nắng mà còn kéo dài đến Trung Quốc, Ấn Độ và Kenya chỉ bởi lẽ tại những vùng này, sử dụng năng lượng mặt trời xem ra còn rẻ hơn là dùng than đá. Đây cũng chính là cam kết của việc sản xuất những tấm pin năng lượng mặt trời dạng màng mỏng: Công nghệ sử dụng năng lượng sẽ trở nên rất phổ biến bởi vì công nghệ này rất rẻ. Ý tưởng về công nghệ này đã được nhen nhóm từ vài thập kỷ trước nhưng mãi đến năm nay, Silicon Valley – một chi nhánh của Nanosolar đã nghiên cứu và chế tạo thành công dây chuyền công nghệ này để có thể hiện thực hóa cam kết trên.Những tấm pin mặt trời được tạo ra bằng một hệ thống máy móc có chức năng phủ một lớp mực nano để hấp thu năng lượng mặt trời lên một tấm kim loại chỉ mỏng như một tấm nhôm bởi vậy những tấm pin dạng này chỉ mất chi phí khoảng 1/10 so với những tấm pin mặt trời đang có mặt trên thị trường. Được sự ủng hộ của các nhà sáng lập Google và được Ủy ban Năng lượng Mỹ hỗ trợ 20 triệu USD, những tấm pin năng lượng mặt trời dạng mới đã ra mắt thị trường tiêu dùng.Vấn đề chi phí luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi sản xuất và sử dụng các sản phẩm năng lượng mặt trời. Để chế tạo những tấm pin năng lượng mặt trời truyền thống phải cần có silicon – một loại nguyên liệu khá đắt đỏ. Ngoài ra theo Peter Harrop – chủ tịch hãng Tư vấn điện tử IDTechEx, thì “silicon phải được đặt trên bề mặt kính, khá nặng, nguy hiểm, chi phí cho việc vận chuyển và lắp đặt khá tốn kém”. Theo tính toán thì đến 70% lượng silicon bị lãng phí trong quá trình lắp đặt. Điều này có nghĩa là ngay cả những tấm pin mặt trời rẻ nhất cũng sẽ mất chi phí khoảng 3USD để sản xuất ra 1watt điện. Để cạnh tranh với việc sử dụng than đá thì con số này sẽ phải giảm xuống còn 1USD để sản sinh ra 1 watt điện.Các tấm năng lượng của Nanosolar không dùng silicon và quy trình sản xuất của Nanosolar cho phép tạo ra những tấm pin hiệu quả hơn nhiều so với hầu hết tấm pin mặt trời đang có mặt trên thị trường với chi phí chỉ khoảng 30 cent cho 1 watt điện. “Chúng ta đang nói tới công nghệ sơn lên bề mặt của các vật – sơn lên mái nhà, sơn gara, sơn lên bất cứ đâu mà bạn muốn”, Dan Kammen – Giám đốc sáng lập Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo phù hợp tại trường Đại học California, bang Berkeley- nói. Ông nói thêm: “Đây thật sự là một bước tiến lớn trong việc thay đổi quan niệm của mọi người về việc sử dụng năng lượng mặt trời và nền kinh tế năng lượng mặt trời”.Tại San Jose, Nanosolar đã tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời thế hệ mới lớn nhất thế giới. Giám đốc điều hành Martin Roscheisen tuyên bố rằng quá trình sản xuất hàng loạt sản phẩm phục vụ nhu cầu đã tạo ra được 430 megawatt điện mỗi năm, cao hơn năng suất của tất cả các nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Mỹ. 100.000 tấm pin mặt trời đầu tiên đã được xuất sang Châu Âu cho một tập đoàn xây dựng nhà máy điện với công suất 1,4 megawatt mỗi năm.Băn khoăn lớn nhất của Nanosolar không phải là liệu sản phẩm chế tạo ra có hiệu quả không mà là liệu Nanosolar có sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường hay không. Công ty hiện nay đã sẵn sàng cho thời kỳ bùng nổ công nghệ sản xuất pin năng lượng mặt trời dạng mới. Harrop nói “Quan trọng hơn nữa, Nanosolar thay vì thông cáo rầm rộ với giới báo chí thì thông tin về nhà máy sẽ được giữ kín và đồng thời cũng không ngừng tiến hành thí nghiệm. Những thí nghiệm này có thể nói là rất thành công và điều này thật sự rất ấn tượng”Theo MICHAEL MOYER